Đơn vị là gì? Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực như: toán học, vật lí, hóa học và các lĩnh vực khác của đời sống.
Bạn đang xem: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì
Độ dài là gì? Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
Ví dụ: Độ dài của chai nước là khoảng cách từ miệng chai đến đáy chai.
Từ cách hiểu về đơn vị và độ dài, chúng ta có thể suy ra đơn vị đo độ dài là một đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Một đơn vị đo độ dài là một đơn vị chuẩn (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến công ty là 5km, trong đó 5 là độ dài còn km là đơn vị dùng để đo độ dài.
Nhằm giúp các bạn có thể hình dung về các đơn vị đo độ dài, sau đây chúng tôi xin giới thiệu về bảng đơn vị đo độ dài:
Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài được thiết lập theo nguyên tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái sang phải. Đặc biệt, lấy đơn vị đo độ dài là mét (m) làm trung tâm để quy đổi sang các đơn vị đo độ dài còn lại hoặc ngược lại.
Trong đó:
Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét. Ký hiệu là kmĐơn vị liền sau là Héc-tô-mét. Ký hiệu là hmĐơn vị liền sau là Đề-ca-mét. Ký hiệu là damĐơn vị liền sau là Mét. Ký hiệu là mĐơn vị liền sau là Đề-xi-mét. Ký hiệu là dmĐơn vị liền sau là Xen-xi-mét. Ký hiệu là cm.Theo đó, ta có thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm
Nhìn vào bảng đo độ dài ở trên, có thể thấy: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền kề sau nó. Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền kề trước nó.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Red Line Là Gì, Nghĩa Của Từ Redline, Redline: Giới Hạn Vòng Tua Máy Và Điều Cần Lưu Ý
Vì vậy, để đổi các đơn vị đo độ dài, chúng ta áp dụng 2 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Khi đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, ta nhân số đó với 10.
Ví dụ:
1 m = 1 x 10 = 10 dm1 m = 1 x 100 = 100 cmTa có: 1m = 10 dm = 100 cm
Hay ví dụ:
1km = 10 hm = 100 dam1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mmNguyên tắc 2: Khi đổi đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó với 10.
Ví dụ:
50cm = 50 : 10 = 5 dm
Tóm lại, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.
Feet là đơn vị phổ biến được sử dụng để đo độ dài trong hệ đo lường của Anh, Mỹ và các nước sử dụng tiếng Anh. Feet ký hiệu là ft.
Vậy 1 feet bằng bao nhiêu km, dm, m, cm, mm?
1 ft = 0,0003048km1ft = 3,0480dm1ft = 0.3048 m, 2ft = 0.6096, 3ft = 0.9144.1ft = 30.48 cm.1ft = 304,8 mm.1ft = 304 800 000 nmInch là đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Anh và các nước khác trên thế giới. Ở Châu Á thường không sử dụng đơn vị này.
Nếu đơn vị số nhiều thì viết là inches, ký hiệu là in. Nó có đơn vị tính diện tích là in vuông và thể tích tương ứng là in khối.
Vậy 1 inch bằng bao nhiêu m, cm, mm, km?
1 in = 2,54 × 10-5 km1 in = 0,0254 m.1 in = 0,254 dm1 in = 2,54 cm1 in = 25,4 mm.1 in = 25.400.000 nmĐơn vị yard hay có tên gọi là thước Anh, viết tắt là yd và kích thước nó đại diện có thể thay đổi tùy theo hệ đo lường. Lưu ý yard (thước Anh) khác với đơn vị dặm Anh.
Vậy 1 yard bằng bao nhiêu km, m, cm, mm?
1 yard = 914,4×10−6 km.1 yard = 0,914 m.1 yard = 9,14 dm.1 yard = 91,4 cm1 yard = 914,4 mm.Dặm Anh có tên gọi quốc tế là mile, ở Việt Nam thường được gọi tắt là dặm. Đây là đơn vị đo độ dài phổ biến của nước Anh, nước Mỹ và các nước khác trên thế giới. Nó có đơn vị là mi.
Vậy 1 dặm bằng bao nhiêu km, m, dm, cm, mm?
1 dặm = 1.609 km.1 dặm = 1609.344 m1 dặm = 160.9344 dm1 dặm = 160934.4 cm1 dặm = 1,6093×106 mm